Quy định trợ cấp thôi việc ở Việt Nam

Quy định các trường hợp trợ cấp thôi việc ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/2/2021

Ngày đăng: 29-05-2021

14,398 lượt xem

Quy định trợ cấp thôi việc ở Việt Nam

Quy định trợ cấp thôi việc ở Việt Nam

Các trường hợp trợ cấp thôi việc ở Việt Nam được quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019 và Đièu 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.

1.Quy định các trường hợp trợ cấp thôi việc ở Việt Nam

Người sử dụng lao động ở Việt Nam có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

a) Hết hạn hợp đồng lao động.

b) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

c) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

d) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

e) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

f) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

g) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

h) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

2.Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc ở Viêt Nam

a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

c) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định pháp luật theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật này;

d) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

f) Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

g) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3.Quy định về điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc ở Việt Nam

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.
-  Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

4.Quy định về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc ở Việt Nam:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được quy định như sau:

a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM

Bình luận (3)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
  • Dai (06-06-2023) Trả lời
    Does this count for the 3 years I was employed with my company on a full time basis, and also the final one year full time, when they changed all contracts to 11.5 months contracts in 2022 -23, probably to avoid paying social insurance payments? They did not renew my contract in May 2023.
  • Varian Phua (24-03-2023) Trả lời
    Good day. Is it the intention of Article 8.3(b) of Decree 145/2020/ND-CP to release the Companies responsibilities from paying severance allowances to expats? The unemployment insurance premiums are miniscule compared to severance allowance amounts for highly professional expats. Pls advise.
  • shirley price (22-10-2021) Trả lời
    good day who can my son contact in Vietnam for salary not paid by Apax in Ho Chi Minh City Vietnam, he resigned as they owe his 1000”s of dollars and could not carry on, they agreed on paying weekly now have sent email to say they not paying anymore, this is unacceptable and crippling as there are many youngsters in same position.