Giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam

Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng: 28-03-2025

58 lượt xem

Giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam

Giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam

 

Mạng xã hội tại Việt Nam là mạng trực tuyến thành lập ở tại Việt Nam, nơi người dùng có thể chia sẻ thông tin và kết nối với cộng đồng mạng thông qua văn bản, video, ảnh và nội dung khác.

I. Điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam.

Doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan dịch vụ mạng xã hội.

2. Có tổ chức, nhân sự đáp ứng các điều kiện sau:
a. Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin:
- Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người
có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ
quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời
điểm nộp hồ sơ;
- Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
b. Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật: Có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin và 01 nhân sự quản lý kỹ thuật.

3. Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam đáp ứng các quy định:
a. Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo
nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
b. Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền
“.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam
c. Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng tổ chức, doanh
nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau (bao gồm
cả tên miền thứ cấp, ví dụ: forum.vnn.vn, news.vnn.vn là tên miền có dãy ký tự khác nhau).
d. Tên miền phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.

4. Đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật theo quy định sau:
a. Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng
nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được
đăng tải;
b. Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
c. Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức
tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an
toàn thông tin;
d. Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và
khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy
định của pháp luật;
e. Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép
tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp
thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức,
doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này;
f. Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm: Họ
và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công
dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp người sử dụng Internet dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân
dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp quyết định việc
đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ theo quy định tại điểm này để
thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;
g. Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến
số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay
đổi thông tin cá nhân;
h. Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 5
Nghị định số 27/2018/NĐ-CP khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
i. Thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm
(bộ lọc).

5. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định sau:
a. Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các
quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 23 đ Nghị định 27/2018/NĐ-CP và được
đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
b. Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã
hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện
ích của mạng xã hội;
c. Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5
Nghị định số 27/2018/NĐ-CP chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện
hoặc có yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ thông hoặc cơ quan cấp phép
(bằng văn bản, điện thoại, email);
d. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử
dụng;
e. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập
thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân khác

II. Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Giấy Phép Thiết Lập Mạng Xã Hội Ở Việt Nam

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội ở Việt Nam bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2018/NĐ-CP)

2. Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ: a)  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, c)  Điều lệ họat động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể). Quyết định thành lập hoặc Điều lệ  động phải
có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên mạng xã hội.

3. Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh
nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 23 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 150/2018/NĐ-CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.

4. Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên
mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ
chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung
cấp sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

III. Thủ Tục Cấp Giấy Phép Thiết Lập Mạng Xã Hội Ở Việt Nam

1. Doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
2. Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông xem xét, cấp giấy phép. Trường hợp từ chối,
Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Nguồn:
1. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày ngày 01 tháng 3 năm 2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
2. Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 về điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Công ty Luật TNHH LAWYER Việt Nam

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload