Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp trà thu nhập

Làm thế nào để hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp trả thu nhập

Ngày đăng: 26-04-2025

33 lượt xem

Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp trà thu nhập

Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp trà thu nhập

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc doanh nghiệp trả thu nhập phải thực hiện trước ngày cuối cùng của tháng 03 hằng năm dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong doanh nghiệp.

Khi có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân của nhân viên thì Công ty trả thu nhập sẽ tiến hành quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho nhân viên ủy quyền và phát sinh thuế thu nhập cá nhân nộp thừa. Như vậy, làm thế nào để hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp trả thu nhập.

Căn cứ Điều 60 của Luật quản lý thuế năm 2019 quy định về việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa như sau:
• Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt phải nộp, được áp dụng bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt nộp thừa vào số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo. Nếu không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt, người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt nộp thừa.
• Trong trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt còn nợ, trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ, không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ.
• Khi người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt nộp thừa, cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
• Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây: a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản; b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế; c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
• Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và có cả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
• Thẩm quyền và thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại Điều này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi doanh nghiệp trả thu nhập có số tiền thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, có thể áp dụng hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa bằng một trong hai biện pháp sau:
• Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân bằng cách bù trừ tự động vào số tiền thuế phải nộp cho kỳ nộp thuế tiếp theo.
• Yêu cầu hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.

I. Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân bằng cách bù trừ tự động vào số tiền thuế phải nộp cho kỳ nộp thuế tiếp theo:

Phương thức hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân bằng cách bù trừ tự động vào số tiền thuế phải nộp cho kỳ nộp thuế tiếp theo là phương thức đơn giản nhất mà doanh nghiệp trả thu nhập áp dụng. Cụ thể, doanh nghiệp trả thu nhập có số thuế TNCN nộp thừa sẽ thực hiện bù trừ như sau:
i. Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và thuộc cùng địa bàn thu ngân sách với khoản thuế nộp thừa.
ii. Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và thuộc cùng địa bàn thu ngân sách với khoản thuế nộp thừa.

Công ty trả thu nhập có trách nhiệm hoàn trả cho nhân viên uỷ quyền quyết toán số thuế TNCN nộp thừa.

Khi thực hiện bù trừ mà vẫn còn số thuế thừa hoặc không có khoản nợ, Công ty trả thu nhập cần gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc yêu cầu hoàn trả kiêm bù trừ số thuế nộp thừa.

Lưu ý:
• Thuế TNCN nộp thừa không có được chuyển sang năm sau. Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, thuế thu nhập cá nhân nộp thừa sau khi quyết toán sẽ không được chuyển sang năm sau. Thay vào đó, người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn lại số thuế thừa hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, có thể thực hiện bù trừ vào nghĩa vụ thuế của các kỳ tiếp theo nếu có phát sinh. Tuy nhiên, việc chuyển thuế nộp thừa từ năm này sang năm sau để bù trừ trực tiếp vào nghĩa vụ thuế của năm sau là không được phép, trừ khi có sự hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế. Do đó, người nộp thuế cần thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với số thuế thừa thay vì kỳ vọng vào việc chuyển số tiền thuế này sang các năm tiếp theo.
• Doanh nghiệp trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nộp thừa không cần phải nộp hồ sơ đề nghị bù trừ đối với các khoản nợ phát sinh cho trường hợp 1.(i) và 1. (ii) nêu trên. Trường hợp khác thì Doanh nghiệp trả thu nhập phải nộp hồ sơ đề nghị bù trừ đối với các khoản nợ phát sinh theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính dưới đây.

II. Yêu cầu hoàn trả số tiền thuế thu nhập cá nhân nộp thừa.

  Khi có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, doanh nghiệp trả thu nhập có quyền lựa chọn hình thức hoàn trả. Để thực hiện việc hoàn trả, doanh nghiệp trả thu nhập cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn trả và gửi đến Cục Thuế nơi thực hiện kê khai và nộp thuế.
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN: hồ sơ hoàn thuế đối với doanh nghiệp trả thu nhập cho các nhân viên có ủy quyền gồm các tài liệu sau:
• Văn bản yêu cầu xử lý số thuế thừa, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có).
• Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật khi người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế.
• Bảng kê chứng từ nộp thuế: áp dụng cho doanh nghiệp trả thu nhập.

III. Trình tự, thủ tục bù trừ tiền nộp thừa thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, trình tự thủ tục bù trừ giải quyết số tiền nộp thừa thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.4) Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
a.5) Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.
b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
c) Thời điểm xác định khoản nộp thừa để xử lý bù trừ hoặc hoàn nộp thừa:
c.1) Trường hợp người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế theo số thuế đã kê khai, thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước khi nộp hồ sơ khai thuế thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, nếu có hồ sơ khai bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung.
c.2) Trường hợp người nộp thuế xác định nghĩa vụ thuế theo Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày thông báo thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu có thông báo điều chỉnh, bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo điều chỉnh, bổ sung.
c.3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền theo Quyết định của cơ quan thuế, Quyết định hoặc Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành Quyết định hoặc Văn bản, nếu có nhiều Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa được căn cứ vào Quyết định hoặc Văn bản cuối cùng.
c.4) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhưng sau đó thực hiện theo Bản án, Quyết định của Toà án thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày Bản án, Quyết định có hiệu lực.
2. Trình tự, thủ tục bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
a) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 1 Điều này thì không phải gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế thực hiện tự động bù trừ trên hệ thống quản lý thuế theo quy định về kế toán nghiệp vụ thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này và cung cấp thông tin cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 69 Thông tư này.
b) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này thì gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa, gồm: Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý khoản nộp thừa quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế, cơ quan thuế đối chiếu khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế:
c.1) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo đề nghị của người nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế có khoản nộp thừa đề nghị bù trừ và người nộp thuế có khoản nợ, khoản thu phát sinh được bù trừ biết theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c.2) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không thuộc trường hợp bù trừ khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
Trường hợp đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm c.1 khoản này.
Quá thời hạn giải trình, bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc người nộp thuế có giải trình, bổ sung nhưng khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
3. Thẩm quyền xử lý bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
a.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện:
b.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý thu thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này.
b.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này thực hiện:
c.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý đối với khoản thu được phân bổ.
c.2) Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh do nơi được hưởng khoản thu được phân bổ quản lý thu theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 1 Điều này.


Công ty Luật TNHH Lawyer Việt Nam
 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload