Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) và hoạt động theo theo quy định tại của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn.
Ngày đăng: 09-11-2013
6,118 lượt xem
Văn phòng dại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
1 . Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (theo mẫu) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
c. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
d. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.
2 Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện bao gồm:
a. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.
b. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
c. Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện.
d. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện.
e. Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.
3 Thời hạn hoạt động của Văn phòng dại diện: 05 năm.
4 Các thủ tục sau cấp phép của Văn phòng dại diện:
a. Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung theo quy định.
Trong thời hạn nêu trên, Văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Thương mại về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký theo mẫu hướng dẫn.
b. Làm hồ sơ cấp con dấu: Văn phòng đại diện được cấp dấu phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đại điện.
c. Mở tài khoản: Văn phòng đại diện được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
d. Chế độ báo cáo hoạt động: Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Văn phòng đại diện phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
5. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
Lawyervn.net
Bài viết liên quan:
- Thuế thu nhập cá nhân của Trưởng Văn phòng Đại diện nước ngoài nhận thu nhập tại Việt Nam, Nhấn đây
- Thủ tục Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Nhấn đây
Gửi bình luận của bạn