Thủ tục Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam gồm 7 bước
Ngày đăng: 09-03-2014
6,686 lượt xem
Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng dại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định Nghị định số 72/2006/ND-CP và Thông tư số 11/2006/TT-BTM.
Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng dại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP.
2- Thủ tục Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
2.1. Thông báo Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (theo mẫu TB-1):
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam gửi đến cơ quan cấp Giấy phép, các chủ nợ, người lao động trong Văn phòng đại diện, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác, trong thời hạn ít nhất 30 ngày, trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 nêu trên.
Thông báo này phải nêu rõ thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, phải niêm yết công khai tại trụ sở của Văn phòng đại diện và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp.
- Trường hợp Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 nêu trên, Cơ quan Cấp phép phải công bố trên báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện và nêu rõ thời điểm chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép.
- Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về dự kiến chấm dứt hoạt động cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh để làm cơ sở cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoàn thành các nghĩa vụ liên quan.
2.2. Thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ tài chính:
- Ít nhất là 15 ngày trước khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 nêu trên, thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 nêu trên, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
2.3. Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Cơ quan Cấp phép
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện (Theo mẫu);
- Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Giấy biên nhận của cơ quan báo viết hoặc báo điện tử về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc đã đăng báo;
- Bản sao giấy tờ chứng minh Văn phòng đại diện đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam.
Sau khi nộp hồ sơ, Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Cơ quan Cấp phép sẽ giao giấy Biên nhận và hẹn ngày đến nhận kết quả tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Cơ quan Cấp phép.
2.4. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Cơ quan Cấp phép: Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ
2.5. Đóng tài khoản và chuyển tiền về nước:
Sau khi nhận Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ, Thương nhân nước ngoài, văn phòng dại diện đóng tất cả tài khoản và chuyển số sư còn lại về nước.
2.6. Xoá tên Văn phòng đại diện trong Sổ đăng ký:
Cơ quan Cấp phép phải xoá tên Văn phòng đại diện trong Sổ đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thương nhân nước ngoài và Văn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại điểm b nêu trên.
2.7. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xoá tên Văn phòng đại diện, Sở Công Thương mại có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
*Luật Thương mại năm 2005 ngày 01/01/2006
*Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14/8/2006
*Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 02/11/2006.
Lawyervn.net
Bài viết liện quan:
- Văn phòng dại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Thủ tục thành lập và hoạt động, Nhấn đây
- Thuế thu nhập cá nhân của Trưởng Văn phòng Đại diện nước ngoài nhận thu nhập tại Việt Nam, Nhấn đây
Gửi bình luận của bạn