Nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng

Lợi ích việc nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng

Ngày đăng: 04-04-2015

5,561 lượt xem

Nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng

Nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng

 Để tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan, thời gian nộp thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hiện đại hóa thu nộp NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014. Ngày 5/3/2015 Tổng Cục Hải Quan ban hành Công văn số 1796/TCHQ-TXNK thúc đầy nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng,  việc nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử qua ngân hàng đem lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế, như:

(i) Quy trình thủ tục đơn giản, thuận tiện, cụ thể:

  Người nộp thuế chỉ phải lập một liên Bảng kê nộp thuế, thông tin kê khai tối thiểu.
  Trường hợp Bảng kê nộp thuế hợp lệ, Ngân hàng trích nợ Tài khoản Người nộp thuế và chuyển tiền vào Tài khoản Kho bạc Nhà nước đồng thời truyền dữ liệu (online) qua Cổng thanh toán điện tử hải quan. Ngay khi nhận được dữ liệu (online) từ ngân hàng, hệ thống của cơ quan hải quan sẽ hạch toán trừ nợ, thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

(ii) Giảm thời gian làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, từ đó giảm các chi phí phát sinh cho doanh nghiệp;

(iii) Được Cơ quan Hải quan thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa và xét ân hạn thuế ngay sau khi cơ quan Hải quan nhận được thông tin nộp thuế từ ngân hàng thương mại.

(iv) Người nộp thuế được lựa chọn dịch vụ thanh toán thu NSNN hiện đại, đa dạng do các ngân hàng thương mại cung cấp như: ATM, Internetbanking, Mobilebanking.

(v) Các vướng mắc trong việc thu nộp ngân sách được ngân hàng thương mại phối hợp thu, cơ quan hải quan giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Tính đến 01/3/2015, Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử với 17 ngân hàng thương mại như sau:

 1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
 2. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (VietinBank)
 3. Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank)
 4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
 5. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)
 6. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
 7. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
 8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
 9. Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritimebank)
 10. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (Vpbank)
 11. Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
 12. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long (MHB)
 13. Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB)
 14. Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)
 15. Ngân hàng TMCP An bình (ABbank)
 16. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
 17. Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGbank)

Lawyervn.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload