Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường

Ba bước kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường.

Ngày đăng: 20-07-2016

5,607 lượt xem

Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường được hướng dẫn thực hiện theo thông tư số: 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư 12) có hiệu lực từ ngày 5 tháng 5 năm 2015.

Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường

Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường

Ba bước kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường bao gồm:

1. Bước 1: Đăng ký của nước xuất khẩu

a) Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm thực hiện gửi hồ sơ đăng ký tới Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để được thẩm tra công nhận có hệ thống kiểm soát đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và trình Bộ đưa vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam .
b) Thủ tục đăng ký, thẩm tra công nhận đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm của Việt Nam và đưa vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam được quy định tại Chương III của Thông tư 12 (xem chi tiết nhấn đây);
c) Không áp dụng Bước 1 đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm chế biến bao gói sẵn đã được cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc hàng hóa nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến để xuất khẩu.

2. Bước 2: Kiểm tra lô hàng nhập khẩu:

a) Tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết, thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan và lấy mẫu kiểm nghiệm với tần suất đến 10% đối với các lô hàng nhập khẩu tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa. Trường hợp này, tổ chức cá nhân được phép làm thủ tục thông quan sau khi được Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đạt yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm theo mẫu quy định;
b) Trong thời gian 06 (sáu) tháng kiểm tra, nếu phát hiện hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ vi phạm quy định an toàn thực phẩm từ 03 (ba) lần trở lên sẽ áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với chủng loại hàng hóa đó khi nhập khẩu từ nước xuất khẩu có hàng hóa vi phạm. Thời điểm áp dụng phương thức kiểm tra chặt được tính từ khi phát hiện lần thứ ba đối với hàng hóa cùng loại, cùng nước xuất xứ vi phạm quy định an toàn thực phẩm (Xem chi tiết phương thức kiểm tra chặt nhấn đây);
c) Trình tự, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm lô hàng nhập khẩu, Xem chi tiết nhấn đây.

3. Bước 3: Kiểm tra hàng hóa sau thông quan:

Hàng hóa nhập khẩu sau thông quan phải chịu sự kiểm tra theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 12.

Mọi thông tin về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào việt nam theo phương thức kiểm tra thông thường, vui lòng liên hệ chúng tôi, nhấn đây.

Lawyer VN - Công ty Luật Lawyer Việt Nam

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload