Bình luận bản án: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động có thể được tuyên bố vô hiệu

Bình luận bản án: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động có thể bị Toà án Việt Nam tuyên bố vô hiệu.

Ngày đăng: 05-07-2014

7,387 lượt xem

Chúng ta hãy xem một bài bình luận vụ án theo quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Tòa án tối cao, Vụ án số 02/LD-GDT: TAE MAN SONG V. HUYNDAI VINASHIN.

 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động có thể bị Toà án Việt Nam tuyên bố vô hiệu.

 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động có thể bị Toà án Việt Nam tuyên bố vô hiệu.

Cơ sở bình luận vụ án:

 Đây là thủ tục giám đốc thẩm trong năm 2006, trong đó Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, được hỗ trợ bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kháng nghị đối với bản án của Toà phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao chấp thuận bản án của Tòa án lao động sơ thẩm tỉnh Khánh Hòa vì phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trong trong xét xử vụ án.

 Các bên liên quan trong vụ án là ông TAE MAN SONG (Ông.Song), quốc tịch Hàn Quốc sinh năm 1948, là Nguyên đơn và Người sử dụng lao động, Công ty Huyndai Vinashin, một xưởng đóng tàu liên doanh tại tỉnh Khánh Hòa, Bị đơn. Ông Song làm việc cho Huyndai Vinashin với chức vụ là thuyền trưởng tàu tại Việt Nam theo hợp đồng sáu năm liên tục kể từ ngày 11 tháng 3 năm 1999 đến ngày 10 Tháng 3 năm 2005. Một sự kiện quan trọng trong vụ án này, trong khi ông Song làm việc của Huyndai Vinashin trong thời hạn sáu năm; ông Song chỉ có giấy phép lao động theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với thời hạn một năm kể từ ngày 11 Tháng 3 năm 2001 đến ngày 10 tháng 3 năm 2002. Vì thế, ông Song làm việc cho Huyndai Vinashin mà không có giấy phép lao động trong thời gian từ ngày 11 tháng 3 năm 2004 đến ngày 10 tháng 3 năm 2005 khi tranh chấp xảy ra.

 Sự việc đã dẫn đến tranh chấp xảy ra ngày 27 tháng 4 năm 2004 khi Huyndai Vinashin chỉ thị ông Song kéo một chiếc tàu và một giàn khoan dầu nổi đến một bến tàu để sửa chữa. Ông Song không thực hiện theo chỉ thị, như vậy bỏ rơi công việc của mình. Hai ngày sau đó, vào ngày 29 tháng 4 năm 2004, Huyndai Vinashin đã ban hành một thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với ông Song có hiệu lực ngay với cáo buộc vi phạm hợp đồng của ông Song. Thật vậy, theo Điều 9 của hợp đồng lao động với điều kiện sử dụng lao động, Huyndai Vinashin, được quyền chấm dứt hợp đồng nếu người lao động, ông Song, không thực hiện theo chỉ thị.

 Vào ngày 01 tháng 12 năm 2004, ông Song đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Huyndai Vinashin bồi thường vì chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với ông trên cơ sở pháp lý là Huyndai Vinashin đã không thông báo đầy đủ theo yêu cầu của Bộ luật Lao động. Số tiền ông Song yêu cầu bồi thường bao gồm tiền lương cho thời gian còn lại của hợp đồng và hai tháng lương theo Điều 41 của Bộ luật Lao động trong trường hợp Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp. Yêu cầu này này đã bị Huyndai Vinashin từ chối mà còn phản tố ông Song đối với thiệt hại mà Huyndai Vinashin phải chịu do ông Song không thực hiện chỉ thị.

 Vào tháng 5 năm 2005, Tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, cho rằng hợp đồng lao động liên quan giữa ông Song và Huyndai Vinashin hoàn toàn vô hiệu vì thực tế ông Song không có giấy phép lao động theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án đã yêu cầu Huyndai Vinashin trả cho ông Song tiền lương trong suốt thời gian còn lại của hợp đồng lao động cộng với hai tháng lương theo yêu cầu của Điều 41 của Bộ luật Lao động. Tòa án cũng bác bỏ phản tố của Huyndai Vinashin về những thiệt hại phải chịu do ông Song vi phạm hợp đồng.
Cả hai bên kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Vào ngày 08 Tháng 6 năm 2005, Tòa án phúc thẩm ra quyết quyết định, xác định quyết định của Tòa án sơ thẩm bảo vệ quyền lợi cho ông Song và thậm chí tăng bồi thường.

 Sau một số khiếu nại của Tổng Giám đốc của Huyndai Vinashin, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, được hỗ trợ bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gủi kháng nghị đến Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao đối với bản án của cả hai phiên toà sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm, cho rằng đã có một lỗi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và yêu cầu vấn đề này được phải được xét xử lại.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết của mình vào ngày 4 tháng 7 năm 2006, chấp thuận kháng nghị. Hội đồng lưu ý rằng các Tòa án cấp dưới đúng trong việc xem xét hợp đồng lao động vô hiệu vì ông Song không có giấy phép lao động, các tòa cấp dưới đã sai khi cho rằng Huyndai Vinashin đã chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp và phải trả cho ông Song tiền lương cho phần còn lại thời hạn hợp đồng cộng với tiền lương hai tháng theo Điều 41 của Bộ luật Lao động. Theo Hội đồng Thẩm phán, quyền của ông Song trong trường hợp này được giới hạn theo hợp đồng đến thời điểm ông Song bỏ công việc của mình và không gia hạn đến ngày hết hạn của hợp đồng.

 Hơn nữa, Hội đồng Thẩm phán đã cho rằng các tòa án cấp dưới đã sai trong việc bác bỏ phản tố của Huyndai Vinashin vì có một số bằng chứng cho thấy Công ty đã thực sự bị thiệt hại do ông Song không thực hiện mệnh lệnh công ty. Bằng chứng đã không được đưa ra xem xét đầy đủ của cả hai phiên tòa sơ thẩm và tòa án phúc thẩm và cần được đánh giá lại.
Vì những lý do, Hội đồng Thẩm phán hủy bản án của cả hai tòa án xét xử sơ thẩm và Toà phúc thẩm và ra lệnh cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa để xét xử sơ thẩm vụ án.

Bình luận vụ án:
Có hai điểm có giá trị lưu ý trong trường hợp này.

 Trước tiên, ba tòa án đều nhất trí xem xét hợp đồng lao động hoàn toàn vô hiệu trên cơ sở người lao động nước ngoài, ông Song, không có giấy phép lao động theo quy định của Nghị định 105/2003 về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ông Song vi vi phạm pháp luật Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động mà không có giấy phép lao động. Do đó, hợp đồng sẽ được tuyên bố vô hiệu. Người lao động nên cẩn thận đảm bảo tuân thủ tất cả luật có liên quan của Việt Nam, vì sợ rằng hợp đồng không có hiệu lực pháp luật.

 Điểm thứ hai đáng chú ý trong trường hợp này là quyết định của Hội đồng Thẩm phán rằng ngay cả khi hợp đồng lao động được coi là vô hiệu, người lao động có thể yêu cầu bồi thường theo hợp đồng đến thời điểm không còn làm việc. Nói cách khác, người lao động vẫn được thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng cho các công việc đã thực hiện. Rủi ro cho người lao động trong trường hợp này là sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không chịu bất kỳ trách nhiệm về việc chấm dứt bất hợp pháp theo luật lao động, mà lẽ ra phải được phát sinh nếu hợp đồng là hợp lệ.

 Tóm lại, hai thông điệp có thể được rút ra từ vụ án này. Trước tiên, đối với người lao động người nước ngoài, họ phải đảm bảo rằng các yêu cầu có liên quan của pháp luật lao động Việt Nam về giấy pháp lao động được thực hiện theo hợp đồng để tránh bị tuyên bố vô hiệu. Thứ hai, đối với người sử dụng lao động, thực tế là hợp đồng lao động vô hiệu, không có nghĩa là người sử dụng lao động không phải trả tiền cho người lao động cho các công việc đã thực hiện.

Lawyervn.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload