Các trường hợp người nước ngoài được chuyển đổi mục đích visa thị thực ở Việt Nam hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020
Ngày đăng: 07-05-2021
5,113 lượt xem
Các trường hợp người nước ngoài được chuyển đổi mục đích visa thị thực ở Việt Nam
Các trường hợp visa thị thực người nước ngoài được chuyển đổi mục đích theo quy định mới quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019 và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, cụ thể visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài được chuyển đổi trong một số trường hợp sau đây:
1. Người nước ngoài có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Trường hợp này, nếu người nước ngoài trước đây sử dụng visa Du lịch (DL), thăm thân (TT), Lao động (LĐ, LĐ 1, LĐ 2), visa doanh nghiệp (DN, DN1, DN2) v.v khi có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty (Ghi trên đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư v.v) thì được chuyển đổi mục đích thị thực phù hợp đúng với vị trí và vai trò hiện tại.
2. Người nước ngoài có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
Trường hợp này, cá nhân mời bảo lãnh được hiểu bao gồm là cá nhân người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thị thực tại Việt Nam theo đúng quy định thì có thể chuyển đổi mục đích visa thị thực cho người thân của mình.
3. Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
Trường hợp này được hiểu là người nước ngoài trước đó đã được công ty mời và bảo lãnh vào làm việc cho chính với công ty đó khi chưa có giấy phép lao động hoặc chưa có xin giấy miễn giấy phép lao động với các loại visa doanh nghiệp ký hiệu là DN, DN1 thì có thể chuyển đổi thành loại thị thực visa lao động (bao gồm cả thẻ tạm trú) có ký hiệu là LĐ 1, LĐ2
4. Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Người nước ngoài của 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập cảnh Việt nam bằng thị thực điện tử (Visa EV) với thời hạn 30 ngày khi có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động thì được chuyển đổi mục đích visa từ visa điện tử (EV visa) thành visa (hoặc thẻ tạm trú) có ký hiệu LĐ 1, LĐ 2 theo quy định
Chú ý: Trường hợp người nước ngoài được chuyển đổi mục đích visa như đề cập ở trên thì được cấp visa thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.
CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM
Gửi bình luận của bạn