Miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc mười một ngành dịch vụ.

Miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO.

Ngày đăng: 14-11-2014

7,590 lượt xem

 Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, Bộ Công Thương Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 quy định Miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam thuộc mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới và khi người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc.

Miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc mười một ngành dịch vụ.

Miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc mười một ngành dịch vụ.

Miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Viêt Nam thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO sau:

1. Các dịch vụ kinh doanh: a. Dịch vụ chuyên môn (pháp lý kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán, thuế kiến trúc,  tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ, quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị);  b. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan; c. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; d. Dịch vụ cho thuê máy bay; đ. Các dịch vụ kinh doanh khác (quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý và  liên quan, phân tích và kiểm định kỹ thuật, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, dịch vụ liên quan đến sản xuất, dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị)

2. Các dịch vụ thông tin: a. Các dịch vụ chuyển phát; b. Dịch vụ viễn thông; c. Dịch vụ nghe nhìn (sản xuất phim, phát hành phim, chiếu phim, ghi âm).

3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan

4. Dịch vụ phân phối: a. đại lý hoa hồng; b. dịch vụ bán buôn; c. Dịch vụ bán lẻ; d. dịch vụ nhượng quyền thương mại.

5. Dịch vụ giáo dục

6. Dịch vụ môi trường

7. Dịch vụ tài chính: a. Bảo hiểm; b. Ngân hàng; c. Chứng khoán

8. Dịch vụ y tế và xã hội

9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan

10. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao

11. Dịch vụ vận tải:

Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ nêu trên cũng thuộc đối tượng miễn giấy phép lao động, nhưng phạm vi giới hạn hẹp hơn.

Hiện diện thương mại bao gồm các hình thức: a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh; b) Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; c) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài.

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO thực hiện các thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động gửi trực tiếp văn bản tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH, đồng thời kèm theo hồ sơ chứng minh người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:

 a) Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam nêu rõ thời hạn làm việc của người lao động;
 b) Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
 c) Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc.
Các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này là một (01) bản chính hoặc một (01) bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 d) Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam (một (01) bản sao chứng thực).

Lawyervn.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload