Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Ngày đăng: 13-06-2020

2,707 lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam được áp dụng cho mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu.

I.TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM:

1. Tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đơn đăng ký đăng ký nhãn hiệu ở Việt nam được đăng ký trực tuyến qua website: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do, có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2.Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

3. Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

4.Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

5.Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

6.Ra quyết định cấp/từ chối cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

II. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

- Đăng ký trực tuyến qua website: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Nộp qua bưu điện.

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

 + Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

IV. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

V. CƠ QUAN XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: Cục Sở hữu trí tuệ.

VI. KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

VII. LỆ PHÍ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

- Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

VIII. TÊN MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu kèm theo)

IX. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:
+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
- Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu :
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;
+ Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.

X. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload